VIETGAP

VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Đây là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Nội dung Tiêu chuẩn của VietGAP

1-Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất:

– Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:

– Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM);

– Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM);

– Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL = Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.

– Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm:

Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch như:

– Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc;

– Nguy cơ hoá học;

– Nguy cơ về vật lý.

3-Môi trường làm việc:

Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:

– Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân;

– Đào tạo tập huấn cho công nhân và Phúc lợi xã hội.

4-Truy nguyên nguồn gốc: VietGAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc, khi có sự cố xảy ra, các siêu thị và hệ thống bán lẻ phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Lợi ích của VietGAP đối với nhà nông

– Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

– Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.

– Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

– Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.

– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.

– Tạo lập một ngành nông nghệp bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

– Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế tăng mạnh như hiện nay, nếu người nông dân Việt Nam không thay đổi thói quen sản xuất tự phát như trước, thì không những vấn đề tiêu thụ và xuất khẩu nông sản gặp khó khăn mà việc “thua ngay trên sân nhà” cũng là kết cục không thể tránh khỏi.

Hãy liên hệ đến chúng tôi:

Email: contact@tppglobal.vn
Hotline: 0869881869

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *