Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được áp dụng cho tất cả quá trình tạo ra, kiểm soát và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức. Đồng thời, quy định và kiểm soát có hệ thống các hoạt động để đảm bảo rằng các nhu cầu cũng như mong đợi của khách hàng được đáp ứng. ISO 9001 được thiết kế để áp dụng cho hầu như bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ, được thực hiện bởi bất kỳ quá trình và bất cứ nơi nào trên thế giới.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 với các thay đổi đáng kể: về tiếp cận, bố cục và các yêu cầu cụ thể, tiêu chuẩn mới mang lại 7 thay đổi lớn đối với doanh nghiệp áp dụng:
1) Định hướng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 bởi bối cảnh của tổ chức,
2) Đảm bảo HTQLCL tập trung vào kết quả thực hiện,
3) Thúc đẩy và sử dụng tiếp cận quản lý rủi ro
4) Hỗ trợ tích hợp HTQLCL với hoạt động tác nghiệp,
5) Đảm bảo khả năng triển khai một cách thiết thực tiếp cận quá trình trên cơ sở PDCA,
6) Thúc đẩy quản lý tri thức,
7) Giúp Tiêu chuẩn ISO 9001 trở nên thân thiện với lĩnh vực dịch vụ.
Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn mới được ban hành để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này có nghĩa giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chỉ có thể được cấp kể từ ngày 15/09/2015. Như vậy, sau ngày 14/09/2018 (sau 3 năm kể từ ngày tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được ban hành), các giấy chứng nhận được cấp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực.
Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001
Thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) sẽ thúc đẩy nhân viên bằng cách xác định vai trò và trách nhiệm quan trọng của họ. Tiết kiệm chi phí có thể được thực hiện thông qua cải thiện hiệu quả và năng suất. Từ đó, những cải tiến có thể được phát triển, dẫn đến lãng phí ít hơn, công việc không phù hợp hoặc bị từ chối và khiếu nại ít hơn. Khách hàng sẽ nhận thấy rằng các đơn đặt hàng đều được đáp ứng một cách nhất quán, về thời gian và đặc điểm kỹ thuật chính xác. Điều này có thể mở ra các thị trường cơ hội tăng lên và cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng thắng thầu.
Đối với quản lý doanh nghiệp
– Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
– Củng cố uy tín của lãnh đạo.
– Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng.
– Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
– Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
– Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất.
– Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
– Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
– Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
– Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
– Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.
– Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.
Lợi ích về mặt thị trường
– Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
– Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.
– Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng, từ đó tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
– Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng và thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
– Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.
– Củng cố và phát triển thị phần, giành ưu thế trong cạnh tranh.
– Tăng uy tín và giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế.
Hãy liên hệ với chúng tôi:
- Email: contact@tppglobal.vn
- Hotline: 0869.881.869