ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ quản lý được sử dụng để định hướng và kiểm soát mọi hoạt động của một tổ chức có khả năng gây ra các tác động tới môi trường xung quanh.
ISO 14001 đưa ra một tập hợp các yêu cầu chung làm khuôn khổ để các tổ chức có thể hình thành nên một hệ thống quản lý môi trường của riêng mình. Qua đó, giúp các tổ chức hướng tới việc xây dựng cách tiếp cận có hệ thống các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và giảm thiểu các tác động tới môi trường.
Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trường, vì vậy, nó có thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng, không phân biệt quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu pháp quy về môi trường có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng. Do đó, ít nhất tổ chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý.
Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001
Bên cạnh các yêu cầu chung và việc cải tiến liên tục, tiêu chuẩn ISO 14001, dựa trên tư duy quản lý căn bản là “Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động khắc phục” (Plan – Do – Check – Act/PDCA), được thiết kế cấu thành bởi 5 yếu tố chính, bao gồm: Hoạch định chính sách môi trường => Lập kế hoạch => Thực hiện và điều hành => Kiểm tra, khắc phục => Xem xét của lãnh đạo.
Lợi ích của ISO 14001
Việc chứng minh được rằng tổ chức đang xem xét các ảnh hưởng tới môi trường và xây dựng hệ thống tại cơ sở ngày càng trở nên quan trọng, việc này không chỉ có lợi cho môi trường mà còn giảm bớt được chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. ISO 14001 có thể giúp tổ chức của bạn làm được điều này.
Có rất nhiều lợi ích khi chỉ ra sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:
• Tiết kiệm chi phí về rác thải, tái chế và tiêu thụ;
• Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi thầu các dự án kinh doanh mới;
• Quản lý các mối nguy về môi trường;
• Tuân thủ các quy định về môi trường ở từng nước;
• Chứng minh cam kết cải thiện môi trường của tổ chức;
• Chứng minh rằng tổ chức của bạn là một tổ chức có trách nhiệm với tương lai;
• Có thể giảm bớt chi phí bảo hiểm;
• Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn rằng họ đang làm việc trong một tổ chức thân thiện với môi trường.
Có được một khung hệ thống quản lý năng lượng được hoạch định tốt giúp tổ chức có được một hướng tiếp cận hệ thống để tuân theo. Trong một số trường hợp các cơ quan pháp luật có thể linh động hơn với từng công ty có hồ sơ hoạt động có áp dụng ISO 14001.
ISO 14001 cũng tương thích với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001:2008 – hệ thống QLCL; OHSAS 18001 – hệ thống quản lý An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp và ISO 27001 – hệ thống quản lý an ninh thông tin.
Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường, mới đây, ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO 14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp dụng. Phiên bản mới đáp ứng những xu hướng mới nhất, ví như thừa nhận của các công ty về sự cần thiết phải tính đến cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong có ảnh hưởng đến tác động của chúng, bao gồm cả biến đổi khí hậu.
ISO 14001:2015 chứa đựng các cải tiến, cải thiện trong một số điểm chính sau:
– Cam kết của bộ phận lãnh đạo;
– Sự gắn kết với đường lối chiến lược;
– Bảo vệ môi trường, tập trung vào các sáng kiến chủ động;
– Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
– Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc.
Hãy liên hệ đến chúng tôi:
- Email: contact@tppglobal.vn
- Hotline: 0869881869